2.3. BỆNH DO BABESIA
– Nguyên nhân: Do Babesia nhiễm vào hồng cầu và gây bệnh. Có rất nhiều loài Babesia gây bệnh cho nhiều động vật khác nhau, nhưng chỉ có một vài loài ảnh hưởng đến chó. Những con chó nhỏ thường bị bệnh nghiêm trọng hơn. Chó Greyhounds, chó pit bull, và chó Staffordshire dễ bị nhiễm trùng nhất.
– Đường truyền bệnh: Bệnh lây truyền chủ yếu do ve cắn. Các chó mẹ cũng có thể truyền Babesia cho chó con trước khi sinh. Có thể truyền bệnh từ chó bệnh đến chó khỏe qua vết cắn nhau. Nhiễm trùng cũng có thể thông qua truyền máu trong trường hợp của loài Babesia gibsoni.
– Triệu chứng: Nhiễm KST Babesia có nhiều mức độ: có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc chủ yếu vào các loài Babesia và hệ miễn dịch của con chó. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: Thiếu máu, sốt cao, yếu đuối, lờ đờ, lợi và lưỡi nhợt nhạt, nước tiểu màu đỏ hoặc cam, vàng da, hạch bạch huyết sung lớn, lách sưng to. Đôi khi những con chó bị bệnh do Babesia rất cấp tính và đột nhiên bị sốc và suy sụp.
– Chẩn đoán: Chẩn đoán chính xác bệnh do Babesia là rất khó. Gồm các cách sau:
– Xét nghiệm máu có thể phát hiện giảm số lượng hồng cầu và tiểu cầu, nhưng điều này không đặc hiệu với Babesia.
– Kiểm tra phết kính máu có thể phát hiện sự hiện diện của Babesia. Nếu chúng có mặt, chẩn đoán có thể được xác nhận, nhưng không phải lúc nào chúng cũng xuất hiện trên một phết kính. (Lấy máu từ vết cắt trên đầu tai hoặc từ móng chân có thể cải thiện khả năng tìm ra ký sinh trùng).
– Có thể kiểm tra kháng thể Babesia trong máu, nhưng đôi khi có thể dẫn đến kết quả nhầm lẫn.
– Các xét nghiệm chuyên biệt có thể kiểm tra vật liệu di truyền từ Babesia, mặc dù đây là bài kiểm tra nhạy cảm nhất nhưng nó không phổ biến rộng rãi và cũng có một số hạn chế.
Nói chung, phải kết hợp các xét nghiệm với các dấu hiệu và lịch sử lâm sàng được sử dụng để chẩn đoán.
Chẩn đoán sẽ phức tạp hơn bởi vì trên thực tế có những con chó bị nhiễm bệnh Babesia cũng có thể bị nhiễm ghép các bệnh khác do ve, chẳng hạn như bệnh do Ehrlichia.
– Điều trị: Thuốc Diminazine aceturate (BIO-NAZEN) được sử dụng nhiều và rất hiệu quả tại Việt Nam. Sự kết hợp mới của thuốc gồm azithromycin và atovaquone, cho nhiều hứa hẹn khả quan nhưng đắt tiền.
Trong trường hợp nặng, có thể cần truyền máu.
Điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh, nhưng nó không hoàn toàn diệt hết ký sinh trùng trong cơ thể. Nên chó có thể vẫn bị nhiễm bệnh ở mức thấp, và Babesia Có thể bùng phát trở lại khi bị stress hoặc giảm chức năng miễn dịch. Chó đã được chẩn đoán bị nhiễm Babesia không nên được nhân giống hoặc hiến máu để ngăn ngừa sự lây lan bệnh.
– Phòng ngừa: Diệt ve là phương pháp tốt nhất để phòng bệnh babesiosis. Kiểm tra chó hàng ngày để bắt ve càng sớm càng tốt. Có thể sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa nhiễm ve như thuốc ngừa ngoại ký sinh trùng, ví dụ: BIO-FINIL
2.4. BỆNH HEMOPLASMAS (HEMOTROPIC MYCOPLASMA)
– Nguyên nhân: Các ký sinh trùng Eperythrocytic trước đây gọi là Haemobartonella và Eperythrozoon, theo phân loại cũ trước đây là vi sinh vật Rickettsia, bây giờ được phân bố lại sang chi Mycoplasma là do thiếu vách tế bào, và chúng thường được gọi là hemoplasmas hoặc hemotropic mycoplasmas.
– Đường truyền bệnh: Hemoplasmas có thể lây truyền bằng cách truyền máu nhiễm bệnh (hoặc do kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật…bị nhiễm) hoặc do ruồi, ve, muỗi. Sự lây truyền theo chiều dọc từ mẹ sang con đã được báo cáo ở mèo, heo, và những động vật bàn chân có hai ngón. Lây truyền trực tiếp do đánh nhau có thể xảy ra ở
mèo.
– Triệu chứng: Sốt, thiếu máu, hôn mê, bỏ ăn
– Chẩn đoán: Có thể nhìn thấy ký sinh trùng trên phết kính thông thường, cấu trúc nhỏ (0.5-3 um), hình dạng tròn có mặt trên hồng cầu theo dạng đơn lẻ hoặc theo chuỗi, hoặc đôi khi được nhìn thấy ở dạng tự do. Xét nghiệm PCR nhạy cảm có khả năng phân biệt giữa các bệnh hemoplasmas khác nhau đã làm tăng đáng kể chẩn đoán các ký sinh trùng này và đã dẫn đến việc xác định một số loài Mycoplasma mới.
– Điều trị: Đối với các trường hợp nhiễm trùng cấp tính, sử dụng các kháng sinh cho hiệu quả cao là BIO-DOXY TAB hoặc BIO-TETRA 10%; BIO-ENRO 50 và BIO-MARCOSONE cũng có hiệu quả chống lại M haemofelis.
Glucocorticoids Có thể hữu ích để giảm sự tăng bạch cầu ở những trường hợp tan máu trầm trọng; một số động vật có thể cần truyền máu.
Những con vật đã được điều trị vẫn còn mang mầm bệnh và có thể bị tái phát lâm sàng định kỳ.
Chó hiến máu nên được sàng lọc bằng cách sử dụng các xét nghiệm DNA dựa trên PCR để tránh lây truyền sang chó nhận máu.
– Phòng bệnh..
Trong bệnh: Có thể ngăn ngừa lây truyền qua đường truyền máu bằng cách sử dụng kim và dụng cụ đã khử trùng. Diệt ve, bọ chét trên cơ thể chó
2.5. BỆNH TRYPANOSOMIASIS
Nguyên nhân và đường truyền lây: Sự lây truyền bệnh cho chó xảy ra qua những vết của ruồi có chứa trypanosome. Một khi ký sinh trùng xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể của chó, chúng nhân lên, phá vỡ các tế bào bị nhiễm bệnh.
– Triệu chứng: Triệu chứng cấp tính bao gồm: Sốt, ho, tiêu chảy, trầm cảm, ăn mất ngon, nhịp tim nhanh, nhịp tim bất thường, gan, lách sưng, chó không quan tâm đến những gì đang xảy ra chung quanh, thiếu năng lượng và chỉ muốn ngủ, suy nhược và cuối cùng là chết.
– Điều trị: Thuốc diminazene aceturate (BIO-NAZEN) đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHUNG CHO BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU TRÊN CHÓ
Nếu chó bị chảy máu cam thì phải tiến hành cầm máu bằng cách:
– Tiêm thuốc Adrenoxyl hoặc BIO-VITAMIN K
– Chườm đá lạnh trên sống mũi
Dùng kháng sinh tùy theo nguyên nhân gây bệnh như đã mô tả ở trên
Truyền dịch chậm (BIO-GLUCOSE 5%, BIO-ELECTROJECT để cung cấp năng lượng và chất điện giải)
Dùng BIO-CEVIT để bảo vệ thành mạch
PHÒNG NGỪA
– Tiêu diệt ve, bọ chét, (ruồi, muỗi) trên cơ thể chó (BIO-FINIL) và ngoài môi trường (BIO-DELTOX).
– Nếu có 1 con chó bị bệnh thì nên dùng thuốc cho toàn bầy để phòng ngừa.
– Cấp vitamin C để bảo vệ thành mạch và tăng sức đề kháng.