BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ (P3)

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ (P3)
Mục lục

    BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ (P3)

    HIỆN TƯỢNG CHỬA GIẢ

    I. Đặc điểm

    Khoảng 60 ngày sau khi động dục, chó cái có triệu chứng chửa và tiết sữa. Hiện tượng này có thể xảy ra sau khi động dục lần đầu hay bất kỳ và có khả năng tiếp diễn ở lần động dục sau.

    II. Triệu chứng

    Thời kỳ sau động dục chó biểu hiện: bụng căng lên nhẹ, tăng sinh tuyến vú, núm vú có thể có dịch hoặc tiết sữa, đôi khi có biến chứng viêm vú, tình hình chó thay đổi. Một số trường hợp chó cái còn có hiện tượng làm ổ ở nơi tối, coi một số đồ vật như con của nó. Khi gọi cho ăn chó không đến.

    Con vật có thể bị rối loạn tiêu hoá, thân nhiệt tăng cao hoặc hơi thấp hơn bình thường. Tìm hiểu bệnh sử, kết hợp với khám bụng bằng sờ nắn và nghe tim thai, chiếu X quang, siêu âm xác định rõ giữa có chửa thật hay giả.

    III. Điều trị

    • Trường hợp bệnh nhẹ: không cần điều trị.
    • Dùng Hormon: tiêm Hanpros hoặc Oestradiol liều 0,16mg/1kgP
    • Trong trường hợp nặng có thể cắt bỏ buồng trứng và tử cung sau khi con vật ngưng tiết sữa hoặc tiết dịch.

    BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CATA CẤP
    (Bronchitis catarrhalis acuta)

    I. Đặc điểm

    • Quá trình viêm xảy ra ở niêm mạc phế quản (ở phế quản lớn hay phế quản nhỏ và đường dẫn đến khí quản) và không ảnh hưởng đến phế nang. Trong trường hợp nặng có thể lan sang phần nhu mô phổi.
    • Bệnh thường xảy ra khi thời tiết giá lạnh hoặc ẩm ướt. Chó con và chó già hay mắc.
    • Triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào vị trí viêm ở phế quản.
    • Tùy theo thời gian viêm mà có viêm cấp tính và viêm mãn tính.
    • Quá trình viêm làm cho niêm mạc bị xung huyết, tiết dịch, niêm mạc rất mẫn cảm. Do vậy gia súc ho nhiều.
    • Dịch viêm đọng lại ở lòng phế quản, làm cho lòng phế quản hẹp. Do vậy, gia súc có hiện tượng khó thở.

    II. Nguyên nhân

    1. Nguyên nhân nguyên phát

    • Do chó bị nhiễm lạnh.
    • Do chó không được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt
    • Do niêm mạc phế quản bị tổn thương cơ giới (uống thuốc để thuốc chảy vào phế quản).
    • Do chó hít phải một số khí độc (H2S, NH3, khói, khi Clo).

    Tất cả các nguyên nhân trên làm giảm sức đề kháng của cơ thể và kích thích trên niêm mạc phế quản, làm tổn thương niêm mạc phế quản. Từ đó, niêm mạc phế quản rất dễ bị nhiễm khuẩn và bị viêm.

    2. Nguyên nhân kế phát

    • Do ký sinh trùng ký sinh ở phổi (giun phổi), hoặc do ấu trùng giun đũa di hành gây tổn thương niêm mạc phế quản. Từ đó vi khuẩn bội nhiễm và gây viêm.
    • Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (cúm, care,…).
    • Do viêm lan từ một số khi quan bên cạnh (viêm thanh quản, viêm họng,…).

    IV. Triệu chứng

    1. Viêm phế quản lớn

    • Ho là triệu chứng chủ yếu: thời kỳ đầu ho khan, tiếng ho ngắn, con vật có cảm giác đau. Sau 3 – 4 ngày mắc bệnh tiếng ho ướt và kéo dài (ho kéo dài từng cơn).
    • Nước mũi chảy nhiều: Lúc đầu nước mũi trong, về sau đặc dần và có màu vàng, thường dính vào hai bên mé mũi.
    • Nghe phổi: Thời kỳ đầu âm phế nang tăng, sau 2 – 3 ngày mắc bệnh xuất hiện âm ran (lúc đầu ran khô, về sau ran ướt).
    • Con vật không sốt hoặc sốt nhẹ, nếu sốt trong một ngày lên xuống không theo quy luật.
    • Tần số hô hấp không tăng.

    2. Viêm phế quản nhỏ

    – Thể viêm này thường kế phát với viêm phế quản lớn:

    • Con vật sốt (nhiệt độ cao hơn bình thường 1 – 2°C).
    • Tần số hô hấp thay đổi: Con vật thở nhanh và khó, có trường hợp con vật phải hóp bụng và lỗ mũi mở to để thở, hoặc phải há mồm ra để thở.
    • Ho khan, tiếng ho yếu và ngắn, sau khi ho con vật thở khó và mệt.
    • Nước mũi không có hoặc ít, nước mũi đặc.
    • Nghe phổi có thấy âm ran ướt, đôi khi nghe thấy âm vỏ tóc. Ở những nơi phế quản bị tắc thì không nghe thấy âm phế nang. Những vùng xung quanh nó lại nghe thấy âm phế nang tăng.
    • Nếu có hiện tượng viêm lan sang phổi, chó có triệu chứng của bệnh phế quản phế viêm.
    • Gõ vùng phổi.

    – Nếu có hiện tượng khí phế thì âm gõ có âm bùng hơi và vùng gỗ của phổi lùi về phía sau.

    V. Tiên lượng

    – Đối với viêm phế lớn thì tiên lượng tốt. Nếu chữa kịp thời và chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì sau 3 – 4 ngày điều trị gia súc khỏi bệnh.

    – Đối với viêm phế quản nhỏ thì mức độ bệnh nặng hơn. Nếu điều trị không kịp thời, gia súc sẽ chết hoặc chuyển sang viêm mạn hay kể phát sang bệnh phế quản phế viêm.

    VI. Chẩn đoán

    – Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng điển hình như con vật ho nhiều, ho có cảm giác đau, chảy nhiều nước mũi, nước mũi màu vàng hay xanh, nghe phổi xuất hiện âm ran, X quang thấy rốn phổi đậm.

    – Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác ở đường hô hấp.

    1. Bệnh phế quản phế viêm

    Con vật sốt cao và sốt có quy luật (sốt lên xuống theo hình sine). Vùng gõ của phối có nhiều vùng âm đục phân tán, con vật bỏ ăn hoặc kém ăn, X quang vùng phổi thấy có âm mờ rải rác.

    2. Bệnh phổi xuất huyết

    Bệnh phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có màu đỏ, ho ít, nghe phổi cũng có âm ran. Con vật thở khó, đột ngột.

    3. Bệnh phù phổi

    Bệnh cũng phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có lẫn bọt trắng, nghe phổi cũng có âm ran con vật khó thở đột ngột.

    VII. Điều trị

    1. Hộ lý

    • Trước hết phải giữ ẩm cho chó, cho chó nằm chỗ sạch ấm và thoáng khí.
    • Cho con vật ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.

    2. Dùng thuốc điều trị

    • Dùng thuốc giảm ho và long đờm: Tiêm Bromhexin, cho uống Terpin – codein ngày 2 – 3 lần.
    • Nếu con vật sốt cao dùng Anagil 0,3% liều 0,5 – 3ml/con, hoặc Diclophenac liều 0,2 – 0,5 ml/con.
    • Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn: dùng một trong các loại kháng sinh sau: Hamogen, hoặc Lincomycin 10%, hoặc Hancef.
    • Dùng thuốc trợ sức trợ lực, nâng cao sức đề kháng: B-complex, multivit, vitamin C

    Chú ý:nếu con vật không ăn phải dùng dung dịch đường Glucoza ưu trương truyền tĩnh mạch.

    BỆNH PHẾ QUẢN PHẾ VIÊM
    (Broncho pneumonia catarrhalis)

    I. Đặc điểm

    • Quá trình viêm xảy ra trên vách phế quản và từng tiểu thuỷ phối. Trong phế nang chứa dịch thẩm xuất (bạch cầu, hồng cầu, tế bào thượng bì, niêm dịch).
    • Bệnh này còn gọi là viêm phế quản phổi hay viêm phổi đốm.
    • Thường xảy ra vào thời kỳ giá rét; chó non và chó già hay mắc.
    • Nếu điều trị không kịp thời, bệnh dễ chuyển sang viêm phổi hoại thư, hay lao phổi.

    II. Nguyên nhân

    1. Nguyên nhân kế phát

    • Do chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc kém làm cho sức đề kháng giảm. Do vậy, khi bị nhiễm lạnh gia súc dễ bị mắc bệnh.
    • Do phổi bị kích thích bởi hơi nóng, hơi độc, bụi làm tổn thương niêm mạc phế quản.
    • Do tổn thương cơ giới (cho gia súc uống nước, thuốc sặc vào khí quản).

    2. Nguyên nhân kế phát

    • Do kế phát từ một số bệnh: bệnh cúm, bệnh carê, bệnh giun phổi hay do di hành của ấu trùng giun đũa, bệnh tim, ứ huyết phổi,…).
    • Do viêm lan: Vi khuẩn từ nơi ở một số khí quan trong cơ thể vào máu và đến phổi gây bệnh (viêm tử cung hoá mủ, viêm vú, viêm dạ dày và ruột, viêm hạch,…).

    III. Triệu chứng

    • Con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn.
    • Sốt cao (nhiệt độ tăng hơn bình thường từ 1 – 2°C) và sốt lên xuống theo hình sine.
    • Gia súc ho: mới đầu ho khan và ngắn. Sau đó tiếng ho ướt và dài, gia súc có cảm giác đau.
    • Nước mũi ít, đặc có màu xanh thường định vào hai bên lỗ mũi. Nếu viêm phổi hoại thư, nước mũi như mủ và có mùi thối. Khó thở, tần số hô hấp tăng. Niêm mạc mắt tím bầm. Lúc đầu tim đập nhanh sau đó yếu dần.
    • Gõ vào vùng phổi con vật có cảm giác đau và có phản xạ ho; vùng âm đục của phổi phân tán, xung quanh vùng này là âm bùng hơi. Nghe vùng phổi có âm ran ướt (ở thời kỳ đầu), âm ran khô, âm vò tóc (ở thời kỳ cuối). Nếu vùng phổi bị gan hoá thì thậm chí không nghe được âm phế nang, nhưng xung quanh vùng gan hoá ta lại nghe thấy âm phế nang tăng.
    • X quang phổi: có vùng mờ rải rác trên mặt phổi. Nhánh phế quản đậm.

    IV. Bệnh tích

    • Hạch lâm ba dọc phế quản bị sưng.
    • Trên mặt phổi viêm có màu sắc khác nhau (nơi mới viêm có màu đỏ thẫm, nhưng nơi viêm cũ có màu vàng hoặc trắng xám, thậm chí còn có thể thấy các ổ mủ).
    • – Nơi viêm lâu vùng phổi bị gan hóa.

    V. Chẩn đoán

    • Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng điển hình: sốt lên xuống theo hình sine, vùng phổi có âm đục phân tán, X quang vùng phổi thấy có vùng mờ rải rác, con vật khó thở. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau: Viêm phế quản cata cấp tính, thùy phế viêm, viêm phế mạc.

    VI. Tiên lượng

    Tùy theo tính chất của bệnh nguyên và sức đề kháng của con vật, bệnh có thể kéo dài trong 1 – 2 tuần, nếu bệnh nặng khoảng 8 – 10 ngày con vật chết.

    VII. Điều trị

    1. Hộ lý

    • Trước hết phải giữ ấm cho chó, cho chó nằm chỗ sạch ẩm và thoáng khí.
    • Cho con vật ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
    • Dùng dầu nóng xoa bóp vùng ngực.

    2. Dùng thuốc điều trị

    • Dùng thuốc giảm ho và long đờm: Tiêm Bromhexin, cho uống Terpin – codein ngày 2 – 3 lần.
    • Dùng thuốc giảm viêm và giảm kích ứng của vách phế quản: Prednisolon (0,25 – 0,5g).
    • Nếu con vật sốt cao dùng Anagil 0,3% liều 0,5 – 3ml/con, hoặc Diclophenac liều 0,2 – 0,5 ml/con.
    • Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh: dùng một trong các loại kháng sinh sau: Hamogen, hoặc Lincomycin 10%, hoặc Hanceft.
    • Dùng thuốc trợ sức trợ lực, nâng cao sức đề kháng: B – complex, multivit, vitamin.

    BỆNH CÒI XƯƠNG
    (Rachitis)

    I. Đặc điểm

    – Bệnh còi xương là một loại bệnh ở gia súc non đang trong thời kỳ phát triển, do trở ngại về trao đổi canxi, photpho và vitamin D gây ra. Tổ chức xương không được canxi hoá hoàn toàn nên xương phát triển kém.

    – Bệnh xảy ra nhiều vào mùa đông và những nơi có điều kiện vệ sinh, chăn nuôi kém

    – Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, photpho, vitamin D, hoặc tỷ lệ giữa Ca/P không thích hợp.

    – Do con vật ít được tắm nắng, chuồng trại thiếu ánh sáng nên ảnh hưởng đến tổng hợp Vitamin D.

    – Do chó bị bệnh đường ruột làm trở ngại đến hấp thu khoáng.

    II. Triệu chứng

    – Giai đoạn đầu:con vật thường giảm ăn, tiêu hoá kém, thích nằm, có hiện tượng đau các khớp xương,

    – Giai đoạn bệnh tiến triển:Con vật hay ăn dở, liếm bậy bạ, mọc răng và thay răng chậm. Một số trường hợp còn có triệu chứng co giật từng cơn.

    – Cuối thời kỳ bệnh:xương biến dạng, các khớp sưng to, các xương ống chân cong queo, sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và xương chậu hẹp, xương ức lồi… con vật gầy yếu, hay kế phát các bệnh khác.

    – Nếu không kế phát các bệnh khác thì trong suốt quá trình bệnh con vật không sốt.

    III. Tiên lượng

    Bệnh tiến triển chậm, nếu phát hiện sớm chỉ cần điều chỉnh khẩu phần ăn, cho gia súc tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D thì có thể khỏi.

    Nếu không chữa kịp thời gia súc ngày một gầy yếu, khó chữa và hay kế phát những bệnh khác.

    IV. Chẩn đoán

    Bệnh lúc đầu khó chẩn đoán, đến giai đoạn xương biến dạng dễ phát hiện.

    Khi khám bệnh chú ý các triệu chứng lâm sàng, tiến hành điều tra khẩu phần ăn, nếu có điều kiện thì chiếu X quang chẩn đoán.

    V. Điều trị

    1. Hộ lý

    Cải thiện khẩu phần ăn, bổ sung canxi, photpho và vitamin D vào thức ăn hàng ngày, vệ sinh chuồng trại.

    Nếu con vật bị liệt cần lót ổ cho chó nằm, thường xuyên xoa bóp và trở mình cho con vật.

    2. Dùng thuốc điều trị

    • Bổ sung vitamin D:5000 UI/con. Tiêm bắp ngày 1 lần.
    • Dùng canxi bổ sung trực tiếp vào máu:dùng một trong các loại thuốc sau đây (Canxi clorua 10%, Gluconat canxi 10%, Canxi – Fort hoặc polycan hoặc Magie – Canxi – Fort).
    • Dùng thuốc điều trị triệu chứng các bệnh kế phát:nếu viêm – phổi thì điều trị viêm phổi, nếu viêm ruột thì điều trị viêm ruột.
    • Dùng thuốc tăng cường trương lực cơ và bổ thần kinh:Strychnin sunfat 0,1% kết hợp với vitamin B1. Tiêm bắp cho con vật ngày 1 lần.

    Chú ý:

    • Nơi có điều kiện nên tiến hành chiếu tia tử ngoại.
    • Khi dùng Strychnin sunfat 0,1% thì không dùng liên tục quá 7 ngày.

    BỆNH MỀM XƯƠNG
    (Osteomalacia)

    I. Đặc điểm

    • Bệnh thường gặp ở chó cái có chửa hoặc đang cho con bú. Bệnh gây cho xương bị mềm, xốp rồi sinh ra biến dạng. Hậu quả làm cho chó bị què hoặc bị liệt.
    • Khi gia súc có chửa hoặc nuôi con có thể mất nhiều canxi, photpho nên phải huy động canxi, photpho từ xương vào máu, do đó làm cho xương bị mềm, xốp.

    II. Nguyên nhân

    • Do trong khẩu phần ăn thiếu canxi, photpho lâu ngày, hoặc tỷ lệ Ca/P không thích hợp.
    • Do cơ thể thiếu vitamin D, gia súc thiếu vận động, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
    • Do khi chó có chửa hoặc nuôi con cơ thể phải huy động canxi, photpho từ xương vào máu.
    • Do tuyến phó giáp trạng tăng tiết làm hàm lượng canxi trong máu tăng.
    • Do khẩu phần thiếu protein ảnh hưởng tới sự hình thành xương.
    • Do chó mắc bệnh đường tiêu hóa mạn tính → giảm sự hấp thu canxi, photpho.

    III. Triệu chứng

    Bệnh thường phát sinh ở thể mạn tính, con vật bị bệnh có những biểu hiện sau:

    • Con vật ăn kém, hay ăn bậy (la liếm, gặm tưởng…), hay nằm, lười vận động, dễ mệt, ra mồ hôi nhiều. Khi vận động có thể nghe tiếng lục khục ở khớp xương.
    • Xương hàm trên và dưới hay biến dạng, răng mòn nhanh và không đều, xương ống nhô cao, cong queo và dễ gãy. Do vậy, làm cho chó què, hoặc bị liệt. Trong một số trường hợp con vật còn có triệu chứng co giật.
    • Con vật hay mắc bệnh về đường tiêu hoá, ỉa chảy. Phân còn nhiều thức ăn chưa tiêu.
    • Kiểm tra máu thấy hàm lượng canxi trong huyết thanh giảm từ 5 – 7%, hàm lượng photpho hơi tăng, bạch cầu trung tính và lâm ba cầu tăng.
    • Thay đổi về tổ chức học: Cốt mạc sưng, xương bị xốp, ống Havers mở to, xung quanh có nhiều tổ chức liên kết.

    IV. Tiên lượng

    Bệnh kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, con vật kém ăn, ít vận động, gầy mòn. Cuối cùng con vật nằm liệt và mắc các bệnh kế phát mà chết.

    V. Chẩn đoán

    Bệnh ở trạng thái mạn tính nên lúc đầu chẩn đoán rất khó, chủ yếu dựa vào xét nghiệm.

    Dùng X quang có thể phát hiện bệnh sớm và biết được xương xốp, ranh giới giữa cốt mạc và tổ chức cốt mạc dày, khớp xương sưng to, có khi có u xương.

    Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh thấp khớp: bệnh thấp khớp thường phát ra khi gia súc bị cảm lạnh, con vật đi lại khó khăn khi bắt đầu vận động, sau một thời gian vận động con vật đi lại bình thường.

    VI. Điều trị

    1. Hộ lý

    • Bổ sung thêm canxi, photpho vào khẩu phần ăn như cho ăn bột xương hoặc các loại premix khoáng, vitamin.
    • Hạn chế cho con bú và cho chó hoạt động ngoài trời để tiếp thu ánh nắng mặt trời và tia tử ngoại giúp chuyển tiền vitamin D thành D2.
    • Nếu con vật bị liệt, lót ổ đệm và thường xuyên trở mình cho con vật.

    2. Dùng thuốc điều trị

    • Bổ sung vitamin D:5000 UI/con. Tiêm bắp ngày 1 lần.
    • Dùng canxi bổ sung trực tiếp vào máu:Dùng một trong các loại thuốc sau (Canxi clorua 10%, Gluconat canxi 10%, Canxi – Fort hoặc Polycan hoặc Magie – Canxi – Fort).
    • Dùng thuốc điều trị triệu chứng các bệnh kế phát.
    • Dùng thuốc tăng cường trương lực cơ và bổ thần kinh: Strychnin sunfat 0,1% kết hợp với vitamin B1.
    • Tăng cường khả năng hấp thu canxi cho cơ thể bằng dầu cá (3 ml/con). Cho uống ngày 1 lần.
    • Trợ sức và làm giảm đau các khớp xương bằng:
    Glucoza 20%100 – 150 ml
    Urotropin 10%15 – 20 ml
    Salicylat natri0,5 g

    Tiêm chậm tĩnh mạch hai ngày một lần.

    Chú ý:

    • Nếu có điều kiện chiếu tia tử ngoại cho con vật.
    • Khi dùng Strychnin sunfat 0,1% thì không dùng liên tục quá 7 ngày.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *